Tín ngưỡng, tôn giáo Thành phố Đà Lạt
Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư, đời sống tín ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng. Trên thành phố ngày nay có thể thấy sự hiện diện của 43 nhà thờ, tu viện Công giáo hay Tin Lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá Phật giáo, 3 thánh thất Cao Đài cùng rất nhiều những ngôi đình làng nằm rải rác. Phần lớn cư dân Đà Lạt hiện nay là những người Việt đến từ nhiều vùng miền, vì thế có thể bắt gặp ở đây tất cả những hình thái tín ngưỡng phổ biến của người Việt như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thành hoàng, tục thờ Mẫu, tục thờ gia thần... Nhưng điểm làm nên sự khác biệt giữa đời sống tín ngưỡng ở Đà Lạt với các vùng khác như miền Bắc và miền Trung chính là tuổi đời mới chỉ một thế kỷ của thành phố.chùa ở thành phố Đà Lạt
Đà Lạt không có những ngôi từ đường cổ kính, các thôn làng ở đây không có những gốc tích xa xưa, những ngôi đình làng tuy xuất hiện dày đặc nhưng phần lớn đều mới được dựng lên cách đây chỉ 3, 4 thập kỷ và mang quy mô nhỏ. Ở nhiều ngôi đình, trên bàn thờ chính chỉ có một chữ "Thần" bằng Hán tự và những người tham gia tế lễ cũng không biết danh tính, công đức của vị thánh mà mình thờ phụng. Đặc biệt, trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng, những người có công mở làng lập ấp lại không được coi là Thành hoàng làng. Bên cạnh đó, đời sống tâm linh tại Đà Lạt còn có sự góp mặt của những hình thái tín ngưỡng dân gian thuộc các dân tộc thiểu số và cộng đồng người Hoa.
Hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có mặt tại Đà Lạt, trong đó đạo Phật là tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến là Công giáo, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành. Các tôn giáo du nhập vào vùng cao nguyên Lâm Viên từ khá sớm và sự tăng trưởng về số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự đều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Hầu như mỗi cuộc di dân đến đây đều đem lại cho Đà Lạt thêm một số lượng tín đồ cùng sự hình thành các cơ sở thờ tự mới. Có mặt sớm nhất ở Đà Lạt là Công giáo, xuất hiện ngay từ những ngày đầu xây dựng thành phố. Muộn hơn một chút là sự hoằng dương của Phật giáo rồi đến sự du nhập của đạo Tin Lành và đạo Cao Đài. Tuy hội đủ các loại hình tôn giáo khác nhau, nhưng các tôn giáo ở Đà Lạt chung sống hòa bình, trong gần 100 năm qua không hề có những xung đột tôn giáo. Nhiều thánh đường Công giáo nằm bên các chùa chiền và không xa có thể là một thánh thất Cao Đài. Bên cạnh xứ mệnh mở mang tôn giáo, những người tu hành của Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Phật giáo ở Đà Lạt còn tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo. Rất nhiều những ngôi trường, cô nhi viện của thành phố xuất phát từ các cơ sở do những tổ chức tôn giáo thành lập. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt vào năm 2002, có khoảng 63% số hộ và 67% số nhân khẩu ở thành phố là tín đồ của Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, hoặc Tin Lành.
Nhà thờ con gà thành phố Đà Lạt
Hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có mặt tại Đà Lạt, trong đó đạo Phật là tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến là Công giáo, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành. Các tôn giáo du nhập vào vùng cao nguyên Lâm Viên từ khá sớm và sự tăng trưởng về số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự đều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Hầu như mỗi cuộc di dân đến đây đều đem lại cho Đà Lạt thêm một số lượng tín đồ cùng sự hình thành các cơ sở thờ tự mới. Có mặt sớm nhất ở Đà Lạt là Công giáo, xuất hiện ngay từ những ngày đầu xây dựng thành phố. Muộn hơn một chút là sự hoằng dương của Phật giáo rồi đến sự du nhập của đạo Tin Lành và đạo Cao Đài. Tuy hội đủ các loại hình tôn giáo khác nhau, nhưng các tôn giáo ở Đà Lạt chung sống hòa bình, trong gần 100 năm qua không hề có những xung đột tôn giáo. Nhiều thánh đường Công giáo nằm bên các chùa chiền và không xa có thể là một thánh thất Cao Đài. Bên cạnh xứ mệnh mở mang tôn giáo, những người tu hành của Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Phật giáo ở Đà Lạt còn tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo. Rất nhiều những ngôi trường, cô nhi viện của thành phố xuất phát từ các cơ sở do những tổ chức tôn giáo thành lập. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt vào năm 2002, có khoảng 63% số hộ và 67% số nhân khẩu ở thành phố là tín đồ của Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, hoặc Tin Lành.
Nguồn: wikipedia.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét