Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Khám phá 3 Dinh Bảo Đại - Đà Lạt


Năm trụ khi không rớt cái ình,
Đất trời sấm dậy thảy đều kinh.
Bài không đeo nữa đem dâng Lại,
Đàn nỏ ai nghe khéo dấu Hình.
Liệu thế không xong Binh chẳng được,
Liêm đằng giữ tiếng Lễ đừng rinh.
Công danh thôi thế là hưu hỉ,
Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt hiện nay là điểm đến thu hút khách du lịch bốn phương trong và ngoài nước. Du lịch Đà Lạt các bạn có thể khám phá lịch sử thời Vua Bảo Đại huy hoàng và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây.

ĐÔI NÉT TIỂU SỬ VỂ BẢO ĐẠI

Hoàng đế sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại kinh thành Huế, là người con trai duy nhất của Nguyễn Hoằng Tông Khải Định hoàng đế, mẹ là Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại Đế cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì Khải Định Đế bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà.

Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cùng Khải Định Đế lần đầu sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp.

Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris. Tháng 2 năm 1924, ông về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh của Khải Định Đế, đến Tháng 11 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.

Ngày 6 tháng 11 năm 1925, Khải Định Đế băng hà, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy về nước thọ tang. Ngày 8 tháng 1, Thái tử được tôn lên kế vị làm Hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại, lúc này ông mới 12 tuổi. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại Đế trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại Đế theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po).

Sau 10 năm đào tạo ở Pháp quốc, ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại Đế cùng triều quan, xuống tàu D Artagnan về nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại Đế ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Hoằng Tông Khải Định Đế băng không lâu.

GIỚI THIỆU DINH BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT

Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II, Dinh III. Trong đó Dinh III là nơi được đông đảo du khách tham quan nhất vì đây là nơi sinh thời Vua Bảo Đại sống, sinh hoạt và làm việc và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong các dinh của Bảo Đại tại Thành Phố Đà Lạt.

KIẾN TRÚC DINH BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT

Dinh Bảo Đại gồm có 3 Dinh:

1. Dinh I Bảo Đại

Dinh 1 Bảo Đại, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Nằm cách trung tâm Đà Lạt 4 km hướng Đông Nam, nằm trên một ngọn đồi cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Đi tới đường Trần Quang Diệu quý khách hỏi Dinh I Bảo Đại người dân nơi đây sẽ chỉ các bạn đến Dinh I. Được một người Pháp triệu phú xây năm 1940, ông tên là Robert Clément Bourgery. Diện tích khu vực khoảng 60 ha, khi vua Bảo Đại nắm quyền đã mua lại vào năm 1949.


dinh bảo đại đà lạt
Dinh I Bảo Đại là công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính

Khi Vua Bảo Đại cho sửa sang lại thì phát hiện một đường hầm phía sau Dinh I, Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh. Vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín bí mật đường hầm này.

2. Dinh II Bảo Đại

Dinh II Bảo Đại năm trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Dinh II nằm trên một ngọn đồi thông có độ cao 1.540m so với mặt nước biển Dinh II còn gọi là "Dinh Toàn Quyền" là nơi làm việc của Jean Decoux. Công trình được xây dựng vào 1933 có tới 25 phòng sang trọng.

dinh bảo đại đà lạt
Hiện nay, dinh II Bảo Đại được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, toàn quyền Jean Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật và kiên cố. Thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II  Bảo Đại là nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân. Tướng Nguyễn Khánh cũng chọn Dinh II làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát.

3. Dinh III Bảo Đại

Dinh III Bảo Đại nằm ở Phường 4, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Xung quanh bao bọc bởi rừng thông còn gọi là rừng Ái Ân. Dinh III còn gọi là Biệt Điện Quốc Trưởng của Vua Bảo Đại. Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến tại Việt Nam.

dinh bảo đại đà lạt
Dinh III là nơi ở và làm việc của Vua Bảo Đại

Cũng giống như Dinh IDinh II, Dinh III là công trình kiến trúc độc đáo đồ sộ, được xây vào năm 1933 gồm có 25 phòng rất sang trọng. Biệt điện có 2 tầng:

dinh bảo đại đà lạt

Phòng tiếp khách của vua Bảo Đại tại dinh III

Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt

Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.

Tầng lầu:

dinh bảo đại đà lạt
Phòng sinh hoạt của gia đình Bảo Đại tại dinh III

Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng.

Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

dinh bảo đại đà lạt
Dinh III Bảo Đại còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc.

dinh bảo đại đà lạt
Tại dinh III Đà Lạt khách du lịch có thể đóng làm vua và hoàng hậu để chụp ảnh bên ngai vàng

Các bạn đi du lịch Đà Lạt đừng quên ghé thăm các dinh của Vua Bảo Đại nhé. Chúc các bạn có chuyến tham quan thoải mái và ý nghĩa nhất. Để có thể đặt phòng nhà nghỉ giá rẻ ở Đà Lạt, bạn có thể liên hệ số hotline: 01679 389 559 để được tư vấn miễn phí

Nguồn: wikipedia.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét