1. Vatican là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới.
Nằm gọn trong lòng nước Italy với chiều dài đường biên giới 2 dặm, Vatican có diện tích 44 ha (chỉ bằng 1/8 công viên trung tâm ở New York, Mỹ). Vatican có chế độ chính trị quân chủ do giáo hoàng (Pope) đứng đầu, ngài chính là vị vua chuyên chế duy nhất ở châu Âu, nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao. Tiền tệ của Vatican là đồng Euro, đất nước có con tem, hộ chiếu, bảng số xe, quốc kỳ và quốc ca riêng. Một điểm mà chính phủ này không có là hệ thống thuế. Tiền bán vé vào bảo tàng, tem và quà lưu niệm cùng sự đóng góp từ nhiều tổ chức là nguồn thu nhập của Vatican.
2. Nhà thờ thánh Peter nằm trên một nghĩa trang cổ.
Vatican với quảng trường thánh Peter nhìn từ trên cao. Ảnh: womenofgrace.com.
Xưa kia, nghĩa địa của La Mã nằm trên ngọn đồi Vatican. Khi một trận hỏa hoạn lớn san bằng thàng phố vào năm 64 sau CN, hoàng đế Nero đã tìm cách “mượn gió bẻ măng” và ghép tất cả những người theo Cơ Đốc giáo vào tội đã gây ra vụ cháy. Ông đã cho hành hình họ bằng cách thiêu trên cột, xé xác bởi những quái thú và đóng đinh trên giá. Trong số đó có thánh Peter người đứng đầu nhóm tông đồ của Jesus và cũng là vị giám mục đầu tiên của La Mã. Thi hài ông được cho là an táng tại đồi Vatican.
Vào thế kỷ thứ 4, Cơ Đốc giáo được thừa nhận một cách hợp pháp tại Rome, hoàng đế Constantine bắt đầu cho xây dựng nhà thờ trên khu mộ cổ và nơi an nghỉ của thánh Peter được tin là nằm chính giữa công trình. Ngôi nhà thờ hiện tại được bắt đầu khởi công vào những năm 1500.
3. Tháp đá chính giữa quảng trường thánh Peter là do hoàng đế Cligula mang về.
Trong thời kỳ trị vì, hoàng đế La Mã Caligula đã cho xây dựng một bùng binh trong khu vườn của mẹ ông ngay dưới chân đồi Vatican. Ông dùng nơi này để huấn luyện các chiến xa binh và người ta tin rằng những người theo Cơ Đốc giáo bị hành hình chính tại đây. Để trang trí cho quảng trường, Caligula cho quân đội mang về từ Ai Cập một tháp môn vốn được dựng ở Helioplis.
Ngọn tháp này làm từ đá granite đỏ nguyên khối có trọng lượng hơn 350 tấn được dựng lên dưới thời các Pharaoh ở Ai Cập khoảng trên 3.000 năm trước. Năm 1586, nó được mang về quảng trường thánh Peter với mục đích trang trí và cũng đồng thời tạo thành chiếc đồng hồ mặt trời khổng lồ.
Tháp môn chính giữa quảng trường do hoàng đế Cligula cho mang về. Ảnh wpr.org.
4. Khoảng 60 năm trong thế kỷ 19, các giáo hoàng từ chối rời Vatican.
Khi Vatican còn là một bang nằm trong lãnh thổ Italy với tên gọi Papal States, các giáo hoàng từ chối thừa nhận Vatican tồn tại dưới sự quản lý của Italy. Giáo hoàng Pius IX (13/3/1792 - 7/2/1878, triều đại: 1846 – 1878) từng tuyên bố ông là “tù nhân ở Vatican”. Trong vòng 60 năm các giáo hoàng từ chối rời khỏi Vatican và công nhận quyền lực của chính phủ Italy. Khi quân đội Italy có mặt tại quảng trường thánh Peter, các giáo hoàng cũng không xuất hiện ngoài ban công và từ chối luôn việc cầu phúc cho họ.
5. Benito Mussolini ký kết văn bản thừa nhận sự độc lập của Vatican City.
Tranh cãi giữa chính phủ Italy và giáo hội công giáo tại Vatican chấm dứt năm 1929 với thỏa thuận Lateran Pacts, để Vatican tồn tại và độc lập với khoản tiền được chi cho Papal States là 93 triệu USD (ngày nay tương đương 1 tỷ USD). Vatican dùng số tiền này làm nền tảng cho ngân khố quốc gia. Mussolini, người đứng đầu chính phủ Italy lúc đó đã ký hiệp ước thay mặt cho nhà vua Victor Emmanuel III.
6. Các giáo hoàng không sống ở Vatican cho đến thế kỷ 14.
Dù nhà thờ thánh Peter đã được hoàn thành, các giáo hoàng vẫn sống chủ yếu tại cung điện Lateran thuộc thành Rome. Họ thậm chí còn rời khỏi thành phố cùng nhau đến Avignon, Pháp vào năm 1309 khi vua Philip IV sắp xếp cho một vị giáo chủ người Pháp được chọn làm giáo hoàng. 7 vị giáo hoàng, tất cả đều là người Pháp đã lãnh đạo giáo hội từ Avignon và họ không trở về Rome cho đến năm 1377, thời điểm mà cung điện Lateran bị cháy và Vatican bắt đầu được sử dụng là nơi cư trú của các giáo hoàng.
Rất nhiều hoạt động sửa chữa đã được thực thi bởi hạ tầng kiến trúc của Vatican đã rơi vào tình trạng hư hỏng nặng, những con sói đào bới tử thi trong nghĩa trang, còn bò thì lang thang quanh nhà thờ.
7. Lính Thụy Sĩ được thuê làm lực lượng quân đội quốc gia.
Khi đến Vatican, du khách dễ dàng gặp “The Swiss Guard” - đội vệ binh người Thụy Sĩ. Trong bộ quần áo đầy màu sắc theo phong cách thời phục hưng, họ bắt đầu bảo vệ giáo hoàng từ năm 1506. Đó là khi giáo hoàng Julius II lên nắm quyền, ngài theo bước rất nhiều người có địa vị tại châu Âu, thuê một đội quân Thụy Sĩ để đảm bảo an toàn.
Đội quân này thường xuyên đi tuần và canh phòng cẩn mật cho cả thành quốc Vatican. Họ được huấn luyện bài bản, có sức mạnh, kỷ cương và là những tay thiện xạ. Tất nhiên, các thành viên trong đội đều là người Thụy Sĩ.
Đội vệ binh Thụy Sĩ đã bảo vệ Vatican và giáo hoàng từ năm 1506.
Ảnh blog.thisjourney.com.
8. Nhiều lần trong lịch sử Vatican, các giáo hoàng được đưa ra khỏi thành phố bằng lối đi bí mật.
Năm 1277, tuyến đường Passetto di Borgo được xây dựng để nối Vatican với Castel Sant’Angelo nằm bên bờ sông Tiber. Nó được sử dụng để làm lối thoát hiểm cho các giáo hoàng.
Điển hình năm 1527, giáo hoàng Clement VII đã an toàn sau khi được đưa ra khỏi Vatican khi khắp thành Rome bị đe dọa bởi quân đội của Charles V. Họ điên cuồng giết hại các đức cha và sơ trong thành phố, đội cận vệ Thụy Sĩ đã chống trả đủ lâu để giáo hoàng cùng một số tu sĩ theo lối đi bí mật đến Castel Sant’Angelo nhưng cũng đã có 147 đức cha thiệt mạng trong cuộc đàn áp này.
9. Đa phần người dân Vatican sống ở nước ngoài.
Năm 2011, dân số Vatican là 594 và số liệu mới nhất năm 2013, Vatican có 839 người. Nhiều công dân mang quốc tịch Vatican nhưng họ lại sống ở nước ngoài (thật ra là ngay tại Rome, Italy). Ngoài đội quân Thụy Sĩ khoảng hơn 100 thành viên, cộng đồng lớn nhất ở Vatican là những vị cha xứ từ khắp nơi trên thế giới đến sống và học tập tại đây.
10. Cơ quan thiên văn học của Vatican sở hữu một kính viễn vọng ở Arizona (Mỹ).
Khi Rome phát triển thành một đô thị nhộn nhịp, ánh sáng trong thành phố khiến các nhà thiên văn học của đất nước nhỏ bé nhất hành tinh này không thể quan sát các chòm sao một cách rõ ràng. Đài thiên văn của Vatican tọa lạc cách trung tâm thành phố 15 dặm tại Castel Gdandolfo.
Năm 1981, Vatican cho đặt thêm một trung tâm nghiên cứu nữa ở Tucson và trang bị chiếc kính viễn vọng hiện đại đặt trên đỉnh Graham, phía đông nam bang Arizona, Mỹ.
Vatican còn nhiều điều thú vị hơn nữa đang chờ bạn khám phá với nhà thờ thánh Peter tràn ngập các tác phẩm nghệ thật, thư viện tòa thánh Vatican hàng triệu đầu sách hay chỉ đơn giản là đứng giữa quảng trường thánh Peter. Biết đâu bạn sẽ được nhìn thấy giáo hoàng Francis vẫy chào mọi người từ ban công.
Bài viết của Hoài Nam
Vòm thánh đường Thánh Peter, biểu tượng của Vatican
Được gọi bằng nhiều cách: Thành phố, quốc gia hay Tòa thánh, thực tế đây là một lãnh thổ rộng 44 ha được Chính phủ Ý chính thức ký công nhận Vatican là một quốc gia độc lập năm 1929 sau nhiều tranh cãi. Đây là một đất nước mà du khách không phải xin visa để đến đây.
Quảng trường Peter, cửa chính kết nối thế giới của Vatican
Lãnh thổ này có chỉ có dân số 840 người vào năm 2013, nhưng có hệ thống lãnh đạo riêng, về mặt chính quyền đứng đầu là thống đốc, có ngân hàng riêng (Viện giáo vụ) và lực lượng cận vệ nổi tiếng tuyển từ Thụy Sĩ.
Đất nước này nằm trên một ngọn đồi, ngay ngoài cổng phía tây bắc thành Roma cổ đại, được hệ thống tường thành cao kiên cố xây từ năm 800 bao bọc, có camera an ninh rải kín.
Lính canh Thụy Sĩ tại một cổng của Vatican
Hệ thống tường thành, biên giới hữu hình giữa Vatican và Ý
Điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng toàn thể Vatican là trèo lên nóc thánh đường Thánh Peter. Từ nơi này có thể nhìn thấy 61 công trình chính yếu của Vatican.
Những công trình này được lần lượt xây dựng trong suốt một ngàn năm qua, từ hầm mộ thánh Peter đến nhà thờ, nhà nguyện, lâu đài giáo hoàng, bảo tàng, quảng trường cho đến nhà thống đốc, sân trực thăng, nhà ga, hệ thống đường sá bên trong Vatican…
Không gian xanh của Vatican nhìn từ trên cao
Hệ thống vườn chiếm 1/3 diện tích Vatican, với nhiều loại thực vật đến từ nhiều nơi trên thế giới. Vườn được vẽ kiểu và xây dựng vào thời kỳ Trung cổ với tượng đá, bồn nước rải rác, dưới những hàng cây cao, bên dưới là những thảm cỏ tạo không gian bình yên.
Pháo đài Castel Sant’Angelo của Ý, nơi được cho có đường hầm nối từ Vatican ra sông Tiber
Từ nơi này cũng có thể chiêm ngưỡng thành phố Rome lãng mạn với dòng sông Tiber hiền hòa, dưới nhiều cây cầu nổi tiếng. Vatican ban đêm được ánh đèn làm đậm lên vẻ đẹp và linh thiêng của một trung tâm tôn giáo, đặc biệt là nơi mơ ước ghé thăm ít nhất một lần trong đời đối với tín đồ theo đạo Công giáo.
Bảo tàng Vatican lưu trữ các bộ sưu tập độc đáo về các loại hình nghệ thuật trên thế giới, thu hút bất cứ du khách nào khi đến Rome, với giá vé vào cổng 15 euro.
Bảo tàng Vatican
Tháng 3 năm nay, kỷ niệm vị tân giáo hoàng lên ngôi được 1 năm, và cũng là dịp lễ Phục sinh, số lượng khách hành hương tập trung về Vatican tăng lên đáng kể. Hình của vị giáo hoàng người Argentina cũng như các vật phẩm tôn giao được bày bán nhiều ở không gian trong và ngoài Tòa thánh.
Quảng trường, nơi khách hành hương tập trung về và cũng là nơi có biên giới vô hình giữa Vatican và Ý
Nguồn: Kim Dung
Trải qua gần 2.000 năm lịch sử, Vatican hiện là nước có chủ quyền nhỏ nhất thế giới, nhưng cũng là một trong những quốc gia có quyền lực lớn nhất. Thành phố Vatican nằm trên một khu đất mà người La Mã xưa vẫn gọi là Mons Vaticanus. Các giáo hoàng bị mất quyền lực chính trị ở Rome và các khu vực chung quanh khi nước Italy thống nhất (1861 – 1870). Thời kỳ này họ tự gọi mình là “những tù nhân Vatican”. Sau đó, chính quyền Mussolini công nhận thành phố Vatican là một quốc gia độc lập theo hiệp ước Lateran 11/2/1929.Thành Vatican tên chính thức Thành Quốc Vatican (Latinh: Status Civitatis Vaticanae; tiếng Ý: Stato della Città del Vaticano), là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất được xây tường bao kín, nằm trong lòng thành phố Rôma, Ý. Với diện tích xấp xỉ 44 hécta (108,7 mẫu Anh), đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới.
Nơi đây có một nền kinh tế phi thương mại độc nhất vô nhị, chủ yếu do các khoản quyên góp của người Thiên chúa giáo La Mã trên khắp thế giới (thường được biết dưới cái tên đồng xu của thánh Peter) cũng như thu nhập từ bán tem, các ấn phẩm, đồ lưu niệm cho khách du lịch, phí vào các viện bảo tàng. Ngân sách vào khoảng 200 triệu USD.
Trên địa hình dạng đồi thấp, diện tích Vatican chỉ vẻn vẹn có 0,44 km2, lọt thỏm trong thành Rome. Bao chung quanh là những bức tường hàng trăm tuổi. Đường biên giới dài chừng 3,2 km. Độc lập là đặc tính thế tục quan trọng nhất của Vatican vì nó bảo vệ giáo hoàng khỏi áp lực của bên ngoài.
Lực lượng lao động vào khoảng 4.000 người, trong đó 500 người có quyền công dân. Với một dân sốnhỏ,chừng 900, Vatican có tất cả mọi thứ mà một quốc gia phải có: cảnh sát, một tờ báo, đài truyền hình và phát thanh, ga xe điện, dịch vụ bưu chính, thậm chí có cả một cái bếp riêng để nấu súp cho người nghèo.
Có một vài nét đặc biệt ở thành phố này. Tắc nghẽn giao thông có thể giăng hàng đến 10 chiếc ôtô. Và Vatican có lẽ là đất nước duy nhất trên thế giới, nơi mà máy rút tiền tự động đưa ra những lời chỉ dẫn bằng tiếng Latinh. Ngoài thành phố Vatican, 13 tòa nhà ở Rome và lâu đài Gandoflo (nơi nghỉ hè của giáo hoàng) cũng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao.
Những người lính gác Thuỵ Sĩ
Trong các doanh trại, những tân binh thuộc lực lượng vũ trang nhỏ nhất thế giới đang duyệt binh. Đó là những lính gác Thuỵ Sĩ. Suốt 500 năm qua, họ là đội cận vệ của giáo hoàng.
Tổng số lính Thuỵ Sĩ chỉ vào khoảng 100, và để được tuyển họ phải đáp ứng các điều kiện: Là người Thuỵ Sĩ, theo đạo Thiên chúa giáo La Mã và cao ít nhất 1m73. Những lính gác Thuỵ Sĩ chỉ đóng một vai trò nghi lễ, nhưng họ cũng là một lực lượng an ninh được huấn luyện chỉn chu. Khi giáo hoàng xuất hiện trước công chúng, những người này mặc thường phục và cùng với lực lượng cảnh sát Vatican hình thành một vành đai bảo vệ ông.
Hồi mới đến đây 4 năm về trước, ông thợ may của Vatican - Ety Cicioni - phải đối mặt với thử thách đáng kinh ngạc: Không hề có chỉ dẫn hay bản vẽ nào về cách làm quân phục cho lính gác Thuỵ Sĩ. Tất cảnhững gì ông có trong tay là một bộ đồng phục hoàn chỉnh nặng 3,6 kg. “Vợ tôi và tôi phải tháo tung nó ra. Nó được làm từ 154 mảnh khác nhau. Tôi phải nghiên cứu chán chê mới hiểu nổi cấu tạo của nó”, ông kể lại.
Người ta vẫn cho rằng tác giả đầu tiên thiết kế ra bộ quân phục này là Michelangelo. Mẫu hiện tại là do một người chỉ huy đội gác thiết kế. Lần đầu tiên, nó được mặc là năm 1914. Ngay cả với mẫu quân phục đã được đơn giản hoá như hiện nay, ông Ety cũng phải mất tới 32 giờ và 3 lần cho mặc thử mới hoàn tất được. Kể từ khi đội gác được hành lập vào năm 1506, các thành viên đã có truyền thống mang kích và kiếm.
Vatican là một công trình văn hóa có ý nghĩa rất lớn, rất quan trọng. Những công trình như Thánh đường thánh Peter và nhà nguyện Sistine là nơi tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, trong đó có những tác phẩm của những nhà nghệ thuật lừng danh như Botticelli, Bernini và Michelangelo. Thư viện Vatican và những bộ sưu tập của viện bảo tàng Vatican có tầm quan trọng rất lớn về lịch sử, khoa học và văn hóa. Năm 1984, Vatican được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, đặc biệt là chỉ một Vatican thôi nhưng lại bao gồm cả đất nước (Vatican là một thành phố, nhưng cũng là một đất nước).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét