Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Mayon in Philippin

Núi Mayon là ngọn núi lửa đang hoat động được cấu tạo bởi các lớp gồm dung nham, tephra, đá bọt và tro núi lửa trên đảo Luzon của Philippines, nổi tiếng với chóp hình nón gần như đối xứng.
Mayon được xem là ngọn núi lửa có hình nón hoàn hảo nhất thế giới nhờ sự đối xứng được hình thành thông qua quá trình phun trào và xói mòn của dung nham và lava trong quá khứ.





Ngọn núi lửa nằm tại điểm tiếp giáp ranh giới của các dòng chảy Philippine Sea Plate trong lòng Philippine Mobile Belt. Các mảng lục địa nhẹ hơn nổi trên bề mặt của vùng biển này, nhấn nó xuống dưới lớp vỏ Trái đất và cho phép magma phun ra từ trong lòng Trái đất. Magma phun xuyên qua lớp vỏ yếu của thềm lục địa, núi Mayon được tạo ra trong quá trình tương tự. Thực tế, Mayon là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Philippines, đã phun trào trên 49 lần trong vòng 400 năm qua. Măc dù vậy, ngọn núi lửa đã chế ngự để không mất đi hình nón hoàn hảo của nó mà không chịu bất kỳ sự sạt lở hay sụp đổ lớn nào xảy ra.




Núi lửa Mayon là cột mốc chính của tỉnh Albay cao 2.462 met trên vịnh Albay với phần trên có độ dốc cao, trung bình 35 – 40 độ, tạo thành hình chóp bởi một miệng núi nhỏ. Nhờ chóp núi hình nón cân xứng, ngọn núi được công bố trở thành công viên quốc gia vào ngày 20/7/1938 và là phong cảnh đầu tiên của Philippines được bảo tồn.





Một nét đặc trưng khác là núi lửa Mayon có tính chất địa lý phân chia 8 thành phố với ranh giới chung là chóp ngọn núi, chia nó ra như 8 miếng bánh khi nhìn từ trên cao xuống.


Vị trí của Mayon thuộc tỉnh Albay và 8 thành phố phân chia ngọn núi lửa trên bản đồ.

DiaOcOnline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét