Lâu đài Prague, viên ngọc quý của đất nước Séc, là một trong những điểm đến đáng chú ý nhất và quan trọng nhất trong thành phố. Lâu đài là một biểu tượng lâu đời của đất Séc và do Hoàng tử Borivoj xây dựng vào khoảng năm 880. Bản thân lâu đài là một thị trấn nhỏ, và theo sách kỉ lục thế giới, đây là lâu đài lớn nhất trên thế giới. Lâu đài có diện tích 70.000 mét vuông và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Khu phức hợp tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi dọc theo bờ trái của sông Vltava. Lâu đài có thể hơi khác các lâu đài truyền thống khác, vì bề ngang của nó lớn hơn bề dọc.
Một trong những điểm tham quan chính thu hút khách du lịch là Nhà thờ Thánh Vitus. Nhà thờ được Xây dựng từ thế kỷ 14 theo phong cách Gothic, và được trang trí bằng các phù điêu đầu tượng. Bên trong nhà thờ, du khách có thể xem những ngôi mộ được xây dựng tinh vi, và bạn thậm chí có thể leo lên tháp chuông ở mái, vị trí cao nhất trong lâu đài và từ đó ngắm toàn cảnh thành phố. Tại nhà thờ có các nhà nguyện, và đáng chú ý nhất trong số đó là nhà nguyện Thánh Wenceslas với những bức tường đá bán quý tinh tế.
Xung quanh lâu đài đều là những điểm du lịch. Ví dụ, “Hẻm Vàng” là một loạt các cửa hàng nhỏ đã từng là nơi ở của những người bảo vệ cung điện, Cung điện Hoàng gia cổ với mái vòm Gothic tuyệt đẹp, một trong những công trình còn sót lại lâu đời nhất của lâu đài, Nhà thờ Thánh George, và bảo tàng lịch sử Séc nằm trong Lâu đài Lobkowicz. Ngoài ra, gần đó là Tháp Daliborka, được đặt theo tên một nhà quý tộc đã từng bị giam cầm ở đó, và Tòa tháp Powder nơi các nhà giả kim thuật cố gắng và biến kim loại thành vàng.
Phủ Chủ tịch
Lâu đài Prague Castle là nơi làm việc của của Chủ tịch nước Cộng hòa Séc. Đây cũng là trung tâm lịch sử và chính trị của thành phố và quốc gia này. Hai bức tượng người khổng lồ Titan đang chiến đấu tại cổng trước cho bạn cảm giác như đang đi vào những khu phức hợp lâu đài rộng lớn. Ở đây có cung điện, ba nhà thờ, chuồng ngựa hoàng gia, một tu viện và tất nhiên là những khu vườn được chăm sóc cẩn thận. Nổi bật và chót vót tại Prague là Nhà thờ Thánh Vitus lộng lẫy và đồ sộ .
Nghi thức đổi lính gác
Đây là một nghi lễ diễn ra tại lâu đài mỗi ngày từ 5 giờ sáng cho đến 11 giờ đêm. Nghi thức đổi lính gác được tiến hành vào buổi trưa, với kèn lệnh và lễ trao cờ tại Sân Thứ nhất.
Tour tham quan Lâu đài Prague Castle
Có hai loại tour chính: tour đầy đủ bao gồm Cung điện Hoàng gia cổ, triển lãm mang tên “Câu chuyện của lâu đài Prague", Nhà thờ Thánh George, Nhà tu kín Thánh George, Triển lãm Quốc gia, Triển lãm ảnh lâu đài Prague và Hẻm Vàng với Tháp Daliborka. Tour rút gọn bao gồm Cung điện Hoàng gia cổ, Nhà thờ Thánh George và Hẻm Vàng với Tháp Daliborka.
Cách đi đến Lâu đài Prague Castle
Đi bộChúng tôi khuyên bạn nên xuất phát ở trạm tàu điện ngầm Malostranská (tuyến A), nằm ngay dưới Lâu đài Prague Castle. Từ đó bạn sẽ đến Cầu thang lâu đài cổ (Staré zamecké schody) và đến trực tiếp cửa lâu đài. Một cách khác là đi từ Quảng trường Phố Lesser Town bằng qua đường Nerudova – bạn phải đi qua một con dốc nữa. Bạn sẽ đến phía trước cổng chính lâu đài. Cách này không thích hợp cho những người cao tuổi ít vận động.
Bằng xe điện
Nếu bạn không thích đi bộ qua con dốc đến Cầu thang lâu đài cổ, bạn có thể đón một trong hai xe điện số 22 hoặc số 25 đi lên ngọn đồi và xuống tại trạm Pražský Hrad.
Những trạm xe điện khác là:
• Královský letohrádek (Belveder) – khởi hành tại Vườn Thượng Uyển, Belveder và Sảnh Ballgame, sau đó băng qua cầu Deer Moat vào Sân Thứ hai. Vườn Thượng Uyển và Deer Moat đóng cửa từ tháng Mười Một đến tháng Ba.
• Pohořelec – đi bộ đến lâu đài qua Hradčany và bạn sẽ đến lối vào chính.
Lệ phí vào cửa
Bạn phải trả phí vào cửa cho một vài khu vực, nhưng du khách có thể đi bộ tự do qua các sân và hầu hết khu vực nhà thờ. Bạn có thể mua vé tập thể tại văn phòng thông tin. Hãy dành thời gian cho chuyến đi ít nhất là bốn tiếng. Bạn có thể xem các thông tin khác trên trang web chính thức của Lâu đài Prague Castle.
Vé cho chuyến đi đầy đủ (giá 350 CZK): Nhà thờ Thánh Vitus, Cung điện Hoàng gia cổ, triển lãm thường trực “Câu chuyện của Lâu đài Prague Castle”, Nhà thờ Thánh George, Nhà tu kín Thánh George, Triễn lãm quốc gia, Hẻm Vàng, Tháp Daliborka, Triễn lãm ảnh Lâu đài Prague Castle, Tháp Powder, Lâu đài Rosenberg.
Vé cho chuyến đi rút gọn (giá 250 CZK): Nhà thờ Thánh Vitus, Cung điện Hoàng gia cổ, Nhà thờ Thánh George, Hẻm vàng với Tháp Daliborka, Triển lãm “Câu chuyện của Lâu đài Prague Castle”, Triễn lãm ảnh Lâu đài Prague Castle, Tháp Powder, Lâu đài Rosenberg, Tháp lớn phía Nam của Nhà thờ Thánh Vitus.
Giờ mở cửa Lâu đài Prague Castle
Vào mùa hè (Tháng Tư – Tháng Chín), khu phức hợp lâu đài mở cửa hàng ngày từ 5 giờ sáng đến nửa đêm. Những nơi cần mua vé mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Vườn Thượng Uyển Prague và Deer Moat mở cửa tùy theo tháng: Tháng Tư và Tháng Mười từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều; Tháng Năm và Tháng Chín từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối; Tháng Tám từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối, tháng Sáu và tháng Bảy từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Vào mùa đông (Tháng Mười – Tháng Ba), khu phức hợp lâu đài mở cửa hàng ngày từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Những nơi cần mua vé mở cửa từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vườn Thượng Uyển Prague, bao gồm cả Deer Moat và Khu dạy cưỡi ngựa Riding School Terrace, đóng cửa.
Mẹo khi thăm lâu đài
Đừng bỏ qua Hẻm Vàng nhưng, nếu bạn không thể cưỡng lại được, và mua sắm ở đó, cẩn thận vì đây là khu vực mua sắm đắt đỏ nhất tại Prague, sau đó là đường Pařížská. Ăn tối hoặc thậm chí ăn trưa tại lâu đài Prague có thể rất ngon, nhưng chắc chắn là rất mắc. Nếu bạn đi tham quan lâu đài kèm trẻ em, bạn có thể đến thăm Bảo tàng đồ chơi. Trung tâm Thông tin nằm tại Sân Thứ ba.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét