Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Những dải lụa sắc màu thi nhau 'nhảy múa' trên nền trời tạo nên cảnh đẹp hiếm hoi và choáng ngợp.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Cực quang là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, được đánh giá là một trong những tuyệt tác đẹp nhất của tạo hóa, thường chỉ xuất hiện ở hai vùng cực của Trái đất. Anh Colin Cameron, chủ một cửa hàng ăn uống tại đảo Lewis, Outer Hebrides thuộc Scotland đã dành nhiều năm liền để ghi lại những khoảnh khắc hiếm hoi và choáng ngợp này tại chính nơi mình sinh sống.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Những quầng sáng nhiều sắc màu sẽ thay đổi liên tục trên nền trời, tạo ra một cảnh tượng khó có thể diễn tả được thành lời. Nó được ví với tên gọi "điệu nhảy của bầu trời".

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Hiện tượng này chỉ xảy ra vào ban đêm và thường chỉ xuất hiện tại hai cực: tại cực Bắc gọi là Bắc cực quang, tại Nam cực gọi là Nam cực quang.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió Mặt trời với từ trường của hành tinh và do vậy hiện tượng này có thể nhìn thấy rõ nét nhất ở các vĩ độ cao.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Màu sắc thường thấy của cực quang là xanh lá cây và xanh tím.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Ở Na Uy từng ghi nhận hình ảnh cực quang có nhiều hình thú đặc sắc như các nhân vật trong thần thoại, hình cô gái...

Cực quang kỳ vỹ ở ScotlandCực quang kỳ vỹ ở ScotlandCực quang kỳ vỹ ở ScotlandCực quang kỳ vỹ ở Scotland

Video về cực quang ở Scotland năm 2014


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét