Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ẩm thực miền Trung nổi tiếng ở Kon Tum

Dù không ghé qua dải đất miền Trung nhưng du khách vẫn có thể nếm thử những đặc sản nổi tiếng như mì Quảng hay nem nướng Ninh Hòa khi có chuyến du lịch ở vùng đất đỏ Tây Nguyên.
Dưới đây là một số địa chỉ mà du khách có thể thưởng thức món ngon tại Kon Tum.

1. Mì Quảng

ẩm thực miền trung ở kontum
Mì Quảng được bán tại đường Phan Chu Trinh, Kon Tum. Ảnh: T.P

Nhắc đến Quảng Nam, nhiều người thường nghĩ tới món mì Quảng ngon nổi tiếng. Đây là món mì được làm từ bột gạo xay mịn, tráng thành bánh sau đó thái những sợi mỏng. Mì Quảng có phần nước dùng rất ít, điều làm nên đặc trưng của món ăn này. Thông thường sau khi đặt lên trên lớp mì nào là tôm, thịt heo nạc, thịt gà, rau thơm gồm rau trà quế, rau húng, hoa chuối thái mỏng, lạc rang giã nhỏ,... người bán sẽ chan lên bát mì một loại nước dùng được ninh từ tôm và một số gia vị khác. Mì Quảng có vị tự nhiên, sợi mềm, dai,... khiến khách ăn một lần là nhớ mãi không thôi. Chẳng vậy mà mà món ngon này được rất nhiều người yêu thích.

Tại Kon Tum, những tín đồ ẩm thực có thể tới đường Phan Chu Trinh để thưởng thức món ngon độc đáo, đậm chất miền Trung này.

2. Các món lươn xứ Nghệ

ẩm thực miền trung ở kontum
Cháo lươn có vị ngọt tự nhiên, hấp dẫn. Ảnh: Huấn Phan

Lươn là một trong những đặc sản nổi tiếng và ngon hấp dẫn tại xứ Nghệ. Chẳng vậy mà món ngon này xuất hiện ở rất nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, và tất nhiên không ngoại trừ Kon Tum. Với những thực khách mê mẩn các món lươn xứ Nghệ có thể tìm thấy ở Kon Tum súp lươn và cháo lươn. Mặc dù không đa dạng cá món như tại chính quê hương của nó nhưng chứng đó cũng đủ làm thực khách hài lòng.

Cháo lươn xứ Nghệ ở Kon Tum vẫn đủ đầy như hương vị truyền thống, đó là vị béo ngậy của lươn đồng hòa cùng cái ấm nóng của cháo và ớt cay nồng. Hay như súp lươn với màu sắc bắt mắt từ vàng của nghệ, xanh của hành lá, mùi tàu và khi nếm thử mới thấy mùi tanh không còn. Trường Chinh và Hùng Vương là hai con đường mà du khách có thể thưởng thức các món ngon độc đáo này.

3. Ẩm thực Ninh Hòa

ẩm thực miền trung ở kontum
Nem nướng được làm từ những nguyên liệu tươi nhất. Ảnh: Huấn Phan

Một trong những món ngon miền Trung mà người dân tại Kon Tum thường tìm thưởng thức khi ghé qua đường Lê Hồng Phong chính là nem nướng và bún cá. Sở dĩ hai món ăn này hấp dẫn thực khách tới vậy vì được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon nhất. Trong khi nem nướng được làm từ thịt heo còn tươi giã nhuyễn, trộn đều với mỡ thái hạt lựu, tỏi, tiêu, đường… sau đó nắm thành thanh dài rồi xiên que và nướng chín trên than hồng, thì bún cá được chế biến từ chả cá thác lác được làm khéo léo cùng các gia vị đi kèm như dứa, cà chua,...

4. Bún sứa

ẩm thực miền trung ở kontum
Bún sứa chỉ nhìn thôi đã thấy ngon miệng. Ảnh: dulichvietnam

Được xem như món ăn đặc trưng của biển miền Trung nên bún sứa chính là món ngon mà du khách có thể thưởng thức ngay tại Kon Tum mà không phải di chuyển tới Nha Trang, Phan Thiết hay Bình Định,.. Với thành phần chính gồm sứa biển, bún ăn kèm rau sống, mỗi một bát bún sứa mang đến cho thực khách những dư vị khó có thể quên. Đó là vị giòn sần sật của sứa được làm kỹ, vị ngọt đậm đà của nước hầm xương và vị cay cay của ớt dầu. Có thể hương vị không thể trọn vẹn như chính tại dải đất miền Trung nhưng với sự có mặt tại Kon Tum thì bún sứa vẫn là một gợi ý nên thử cho những ai bỗng nhiên nhớ hương vị quê nhà.

Bún sứa Kon Tum được bán trên đường Đoàn Thị Điểm

5. Bánh gói 

ẩm thực miền trung ở kontum
Phan Đình Phùng là con đường của bánh gói miền Trung. Ảnh: thanhnien

Là một loại bánh khá giản dị, bánh gói không chỉ được người dân miền Trung yêu thích mà ngay tại Kon Tum, món ngon này cũng giữ nguyên được sự hấp dẫn của mình. Bánh được làm từ bột gạo pha với nước dứa, bên trong có nhân đậu xanh và mỡ heo cùng hành lá. Khách nếm thử hãy chầm chậm bóc lớp vỏ lá chuối xanh bên ngoài để lộ tấm bánh đầy đặn bên trong. Cắn một miếng mà cảm nhận được mùi thơm của thịt quyện cùng phần đậu xanh hấp dẫn. Khách có thể tìm mua cho mình món bánh ngon này trên đường Phan Đình Phùng.

Nguồn: vnexpress.net

Nước Nhật mùa nào đẹp?

Nhật Bản là nước ôn đới 4 mùa và mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng:

Mùa xuân: Mùa hoa anh đào, không khí lành lạnh và còn tàn dư cái lạnh từ mùa đông. Mùa xuân nổi tiếng cho việc ngắm hoa (hanami), đặc biệt là hoa anh đào (sakura). Người Nhật thường tụ tập bạn bè, gia đình đi ngắm hoa và ăn uống. Sẽ rất đông vui. Ngoài ra, nếu bạn chịu khó vác máy ảnh đi săn thì sẽ chụp được khá nhiều cảnh hoa anh đào đẹp. Thời gian hoa anh đào nở là từ tầm cuối tháng 3 tới giữa tháng 4 tùy năm và thường hoa chỉ nở đẹp trong 10 ngày nếu trời không mưa. Do Nhật trải dài từ Bắc tới Nam nên thời gian hoa nở ở các vùng khác nhau.
Mùa hè: Có lẽ chỉ có đi tắm biển hay các khu vui chơi giải trí, vì mùa hè Nhật Bản còn nóng ẩm hơn cả mùa hè Việt Nam. Tuy nhiên, ở Nhật bạn không phải chịu cái nóng vì chỗ nào cũng có máy lạnh (siêu thị, cửa hàng, tàu điện, v.v...). Ngoài ra, bạn cũng có thể lên vùng "đất tuyết" (yukiguni) Hokkaidou (bắc hải đạo), tất nhiên là sẽ chẳng còn tuyết mà chỉ có không khí mát lạnh của phương bắc. Mùa hè cũng là mùa của lễ hội (matsuri) và bắn pháo hoa (hanabi) trên khắp nước Nhật.
Mùa thu: Bạn sẽ cảm nhận được tiết trời mùa thu tuyệt đẹp của nước ôn đới với khí trời mát lạnh, nắng vàng dịu và bầu trời trong xanh. Đặc biệt cuối thu là mùa lá đỏ (momiji), là dịp mọi người đi thưởng ngoạn lá đó và chụp ảnh. Mùa lá đỏ thường từ tháng 10 tới đầu tháng 11 và vì nước Nhật trải dài theo hướng Nam Bắc nên thời gian lá đỏ ở các vùng khác nhau.
Mùa đông: Đây là thời gian bạn có thể đi trượt tuyết hoặc ngắm cảnh tuyết. Thường tuyết nhiều nhất là giữa mùa đông, từ tháng 1 tới đầu tháng 2. Bạn cần chú ý là không phải ở đâu cũng có tuyết rơi dày, thường tuyết chỉ rơi và bao phủ ở phía Bắc Nhật Bản và phía Tây Nhật Bản. Ở các vùng phía đông như Tokyo tuyết sẽ rất ít rơi hoặc chỉ phủ trắng một vài ngày bởi vì Nhật có một sống núi chạy theo hướng Bắc Nam nên phần lớn mưa tuyết đã rơi hết ở phía Tây.

MÙA XUÂN MÙA HOA ANH ĐÀO





Hoa anh đào thường nở đẹp trong khoảng 10 ngày với thời gian nở rộ (mankai = mãn khai) thường dao động từ khoảng cuối tháng 3 tới giữa tháng 4. Điều kiện để hoa anh đào nở là phải có đủ 2 đợt nóng và 2 đợt lạnh của mùa xuân nên năm nào thời tiết nóng sớm thì thường hoa cũng nở sớm.
Nếu hoa đang nở rộ mà mưa thì coi như đời hoa đi tong, vì sau đó hoa sẽ ra lá và không còn đẹp nữa. Vì lẽ đó mà hoa anh đào thường được coi là biểu tượng của cái đẹp sớm nở tối tàn.
Vậy người Nhật sẽ đi ngắm hoa vào lúc nào? Vì thời gian nở rộ của hoa anh đào rất ngắn ngủi và thay đổi theo từng năm, nên người Nhật thường có một số trang web dự báo cũng như dự báo hoa nở trên ti vi. Mọi người sẽ căn cứ vào dự báo đó để lên lịch đi ngắm hoa (hanami). Tất nhiên là cũng có thể dự báo sai, ví dụ đến nơi thì hoa chưa nở rộ (mankai = mãn khai) hoặc hoa tàn mất rồi! Hay tệ hơn là vừa có một trận mưa và coi như là mùa hoa đi tong hết.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn đi ngắm hoa anh đào thì sao? Hãy đi tới những nơi hoa chưa nở rộ và chờ ở đó.
Hoa anh đào sẽ nở ở các vùng phía Nam trước còn phía Bắc sẽ nở muộn hơn (Xem hình dưới).

Thời gian hoa anh đào nở năm 2012 trên trang WeatherMapTra dự báo thời gian nở hoa:

Qua các trang web như http://sakura.weathermap.jp/ (có rất nhiều trang web tương tự)
Tra trên Google để tìm trang web: 桜 満開 カレンダー hay 桜 満開 2013 いつ

Ngắm hoa anh đào ở đâu?
Ở Nhật có rất nhiều công viên, bạn có thể ngắm hoa anh đào ở công viên lớn nào đó. Tất nhiên là những ngày này các công viên lớn có thể sẽ rất đông. Bạn cũng có thể ngắm hoa anh đào ngay tại công viên hay chùa (otera) gần nhà, thậm chí trên cả con đường mà bạn vẫn đi lại. Vì nước Nhật trồng hoa anh đào ở hầu như tất cả mọi con đường nên bạn có thể ngắm hoa ở bất kỳ đâu trên nước Nhật chỉ cần bạn chịu khó đi nhiều là được.
Bạn cũng có thể đi leo núi vào mùa hoa anh đào nữa.
Ở Tokyo: Công viên Ueno, công viên Tachikawa, công viên Yoyogi, leo núi Takao, Okutama, công viên Jindai (Choufu), công viên Nogawa, v.v...

MÙA HÈ - LỄ HỘI (MATSURI) VÀ PHÁO HOA (HANABI )
"Matsuri" là từ để chỉ các lễ hội ở Nhật trong đó mọi người tụ tập nhảy các điệu múa dân gian, làm đồ ăn truyền thống, treo đèn lồng, chơi pháo hoa, v.v... Chữ kanji là 祭 (TẾ, tế lễ?). Bắn pháo hoa cũng là một sự kiện được người Nhật yêu thích trong mùa hè, các lễ hội bắn pháo hoa lớn được gọi là Hanabi Taikai (花火大会 Đại hội pháo hoa), trong đó Hanabi là từ thuần Nhật nghĩa đen là "lửa hoa". Danh sách các lễ hội ở các vùng của Nhật Bản cũng như các Hanabi Taikai được đưa lên một số trang web và có thể dễ dàng tìm kiếm. Chú ý là khi có lễ hội pháo hoa thì nơi bắn pháo hoa sẽ rất đông, có thể bạn sẽ phải đi trước đó cả 4 - 5 giờ đồng hồ để giữ chỗ. Ví dụ 8 giờ tối bắn thì có thể 4 giờ chiều bạn đã phải có mặt để kiếm chỗ ngồi rồi (tất nhiên là nhớ mang tấm trải theo và nhớ mua đồ ăn, đồ uống). Dưới đây là một số hình ảnh từ trang Wikipedia.

Nhảy múa (odori)

Các gian hàng ẩm thực trong Matsuri. Ảnh: Wikipedia

PHÁO HOA HANABI:
Ảnh: Wikipedia

Ảnh: WikipediaTra cứu:
Tra cứu các lễ hội trên toàn nước Nhật:

Tra cứu lịch bắn pháo hoa: Wikipedia - Hanabi Taikai


MÙA THU TRỜI TRONG LÀNH VÀ LÁ ĐỎ MOMIJI
Mùa thu, tháng 9, tháng 10, nước Nhật trong lành mát lạnh đến kỳ lạ đến nỗi dù bạn vô cảm tới đâu bạn cũng vẫn phải bước chân ra khỏi phòng đón nhận làn gió trong lành mát rượi da thịt cùng làn nắng vàng nhè nhẹ. Còn gì tuyệt vời hơn mùa thu Nhật Bản? Đây cũng là mùa lá đỏ momiji (mùa khi các lá chuyển sang màu vàng và màu đỏ) vào khoảng tháng 10 tới đầu tháng 11. "Momiji" là một từ thuần Nhật chỉ lá chuyển sang vàng hay đỏ và chữ kanji là (HỒNG DIỆP = lá đỏ). "Lá đỏ" cũng có thể đọc theo chữ kanji thành "kouyou" (tức là đọc theo âm HỒNG DIỆP).
Nếu tên bạn là "Hồng Diệp", có thể bạn rất có duyên với nước Nhật và tên bạn trong tiếng Nhật sẽ là Kureha (lá đỏ) hay Momiji .


Lá đỏ Momiji

Mùa thu Karasawa. Ảnh: Wikipedia

Vườn thu ở Thiên Long Tự (Chùa Tenryuji). Ảnh: Wikipedia.

Lịch lá đỏ - chụp từ trang web kouyou.yahoo.co.jp/spot/

Lá thường đỏ từ nơi lạnh trước rồi mới xuống phía Nam: Ở Hokkaido từ đầu tháng 9 tới đầu tháng 11, ở vùng Touhoku (Đông Bắc) từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 11, ở vùng Kantou (Tokyo) cuối tháng 9 - đầu tháng 12 (đầu tháng 12: chỉ một số nơi), vùng Kansai: cuối tháng 10 - đầu tháng 12, miền nam Nhật: cuối tháng 10 - cuối tháng 11.
Nhìn chung, ở nơi lạnh thì lá đỏ thường có trong khoảng 50 ngày, còn các nơi nóng hơn thì chỉ 20, 30 ngày. Ở mỗi vùng lịch lá đỏ còn tùy địa hình, ví dụ ở nơi cao lạnh hơn thì lá đỏ sẽ sớm hơn.

Tra cứu:
Các nơi lá đỏ nổi tiếng tại Nhật: Wikipedia - 紅葉
Lịch lá đỏ: 
http://www.jtb.co.jp/iitabi/feature/12koyo/calendar.asp (Chọn mã hóa web là Japanese Shift-JIS)
葉 カレンダー
※ MÙA ĐÔNG TRÊN ĐẤT TUYẾT YUKIGUNI ※ 
Tuyết rơi (Yuki ga furu) là một trong những trải nghiệm tuyệt vời và quả thực không có gì khiến chúng ta thấy đẹp hơn khi tuyết rơi phủ trắng mọi thứ. Nhưng không phải nơi nào tuyết cũng rơi, ví dụ ở Tokyo thì thỉnh thoảng lắm tuyết mới rơi dày vì Tokyo nằm ở phía đông Nhật Bản nên mưa tuyết đã bị chặn bởi dãy núi chạy dọc Nhật Bản. Chỉ cần qua bên kia dãy núi sẽ là rất nhiều mưa tuyết. Điều kiện để tuyết rơi:

Nhiệt độ thấp: Ở đây là nhiệt độ trên tầng khí quyển chứ không phải nhiệt độ mặt đất, mặt đất có thể nhiệt độ trên không độ nhưng tuyết vẫn rơi vì bên trên lạnh hơn
Có mưa: Nếu trời lạnh mà không đủ hơi nước để mưa xuống thì không có tuyết
Những vùng phía bắc (đất tuyết Yukiguni) như Hokkaidou thì vào mùa đông tuyết phủ trắng hết. Thành phố Nagano miền Trung Nhật Bản cũng là nơi trượt tuyết nổi tiếng.

Ảnh minh họa: Wikipedia

Công viên Ainosato. Ảnh: Wikipedia

Thời gian tuyết rơi: Khoảng cuối tháng 12 (tết dương lịch) ~ đầu tháng 2.
Các vùng nhiều tuyết: Đảo Hokkaidou, vùng Đông Bắc Touhoku: tỉnh Aomori, Iwate, Miaygi, Akita, Yamagata, Fukushima, phía Đông nước Nhật: tỉnh Niigata, Nagano, Ishikawa, Fukui, v.v... Xem link dưới đây về "yukiguni".



top đường mòn đi bộ ngoạn mục nhất thế giới

Trải nghiệm cảm giác thót tim khi đối mặt với thử thách đến sự vỡ òa trong cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên là những gì mà các cung đường sau mang lại.


Himalaya, Nepal

Với việc sở hữu những đỉnh núi cao nhất thế giới, Himalayas thách thức các nhà thám hiểm trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những con đường leo núi ở đây cũng mang đến cho du khách những cảnh tượng đẹp như tranh vẽ.


Mount Rainier, Mỹ

Để chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục tử đỉnh núi Mount Rainier cao 4.392 m, bạn sẽ phải leo với sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, tại đây cũng có nhiều đường mòn cho người mới bắt đầu.


Alps, châu Âu

Bạn cũng không nên bỏ qua con đường mòn đi bộ dài khoảng 100 dặm (160 km) từ Mont Blanc - đỉnh núi cao nhất trên dãy Alps qua Thụy Sĩ, Italy và Pháp.


Kalalau Trail, Kauai, Hawaii

Thiên nhiên tuyệt đẹp dọc theo đường mòn Kalalau Trail dẫn đến biển Kauai có thể sẽ là động lực để bạn vượt qua thử thách trên quãng đường đi bộ.


El Caminito del Rey, El Chorro, Tây Ban Nha

Với chiều ngang nhỏ hẹp, lại được đặt dọc theo tường của vách núi El Chorro El, Caminito del Rey được xem là con đường đi bộ nguy hiểm nhất trên thế giới.


Andes, Nam Mỹ

Nằm trong dãy núi Andes, lối mòn dẫn đến Machu Picchu là một trong những cung đường đi bộ nổi tiếng thế giới.


Núi Hoa Sơn, Trung Quốc

Con đường mòn dẫn lên núi Hoa Sơn được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất trên thế giới nhưng lại thu hút rất nhiều nhà leo núi không chuyên, bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khi nhìn từ trên xuống.


Blyde River Canyon, Nam Phi

Đi bộ 33 km quanh hẻm núi Blyde River Canyon, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời của núi sông hòa quyện.


Fjordland, New Zealand

Đây được coi là một trong những con đường đi bộ đẹp nhất hành tinh bởi khung cảnh huyền ảo như trong bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn".


Fjords, Na Uy

Đây thực sự là một thiên đường cho những người thích đi bộ ở châu Âu bởi du khách sẽ được chiêm ngưỡng những khung cảnh ngoạn mục trên đường, cùng điểm đến rất được yêu thích là vách đá Preikestolen và lưỡi quỷ Trolltunga.

Nguồn: vnexpress.net










Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Những dải lụa sắc màu thi nhau 'nhảy múa' trên nền trời tạo nên cảnh đẹp hiếm hoi và choáng ngợp.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Cực quang là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, được đánh giá là một trong những tuyệt tác đẹp nhất của tạo hóa, thường chỉ xuất hiện ở hai vùng cực của Trái đất. Anh Colin Cameron, chủ một cửa hàng ăn uống tại đảo Lewis, Outer Hebrides thuộc Scotland đã dành nhiều năm liền để ghi lại những khoảnh khắc hiếm hoi và choáng ngợp này tại chính nơi mình sinh sống.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Những quầng sáng nhiều sắc màu sẽ thay đổi liên tục trên nền trời, tạo ra một cảnh tượng khó có thể diễn tả được thành lời. Nó được ví với tên gọi "điệu nhảy của bầu trời".

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Hiện tượng này chỉ xảy ra vào ban đêm và thường chỉ xuất hiện tại hai cực: tại cực Bắc gọi là Bắc cực quang, tại Nam cực gọi là Nam cực quang.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió Mặt trời với từ trường của hành tinh và do vậy hiện tượng này có thể nhìn thấy rõ nét nhất ở các vĩ độ cao.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Màu sắc thường thấy của cực quang là xanh lá cây và xanh tím.

Cực quang kỳ vỹ ở Scotland

Ở Na Uy từng ghi nhận hình ảnh cực quang có nhiều hình thú đặc sắc như các nhân vật trong thần thoại, hình cô gái...

Cực quang kỳ vỹ ở ScotlandCực quang kỳ vỹ ở ScotlandCực quang kỳ vỹ ở ScotlandCực quang kỳ vỹ ở Scotland

Video về cực quang ở Scotland năm 2014


Kinh nghiệm du lịch tự túc quốc đảo Maldives

Tựa như những chuỗi ngọc ẩn hiện dưới làn nước màu xanh nhọc quyến rũ của vùng nước nông trong khu vực biển ấm Ấn Độ Dương, Maldives, quốc đảo nằm gần đường xích đạo trong khu vực Nam Á, phía Nam – Tây Nam Ấn Độ luôn là giấc mơ của nhiều người khi nghĩ đến du lịch biển.

Kinh nghiệm du lịch tự túc quốc đảo Maldives

Dưới đây là một số những chia sẻ dành cho bạn nếu như đang có kế hoạch muốn du lịch đến nơi được mệnh danh là thiên đường của thiên đường này.

Thiên đường Maldives nằm ở đâu?

Maldives là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700km (435 mi) về phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ và khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống. Đây là đất nước phẳng nhất thế giới, có độ cao trung bình 2,3m so với mực nước biển nên thực tế khả năng Maldives bị nhấn chìm trong biển nước là rất lớn do không ít vị trí thấp nhất trái đất hiện nay

Kinh nghiệm du lịch tự túc quốc đảo Maldives

Thật không ngoa khi nói rằng Maldives như một thiên đường có thật với vẻ đẹp nhiệt đới hoang sơ, làn nước xanh một màu ngọc quyến rũ trong vắt nối dài, ẩm mình bên dưới là các vòng san sô tròn đa dạng sinh vật, cùng những bãi cát trắng mịn, những căn chòi san sát nhau trên mặt nước cùng chiếc cầu tàu cong cong…

Thời gian thích hợp để du lịch Maldives

Do nằm gần đường xích đạo nên Maldives bị chi phối bởi kiểu khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng khô ngay cả trong mùa mưa, tuy nhiên nhiệt độ ở đây khá ôn hòa và dễ chịu. Thời điểm lý tưởng nhất để đến quốc đảo này là từ tháng 12 đến tháng 4, thời gian này Maldives đang là mùa khô với sự ngự trị của lớp khí hậu mát mẻ, khô ráo. Tuy nhiên đây cũng là mùa cao điểm của du lịch Maldives vì lúc này trùng với thời gian “tránh đông” của du khách phương Tây, nên giá các dịch vụ ở đây khá mắc. Tháng 6 đến tháng 10 là mùa mưa, giá các dịch vụ ở Maldives từ vé máy bay đến giá thuê phòng,… giảm 30-40% so với mùa cao điểm. Nếu muốn tiết kiệm nhiều chi phí cho chuyến đi thì mùa này là thích hợp nhất dành cho bạn.

Đến Maldives như thế nào?

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có hãng hàng không nào mở đường bay thẳng đến thiên đường Maldives, chính vì thế, muốn đến được đây bạn buộc phải quá cảnh tại ít nhất một quốc gia khác trước khi đến Male ( thủ đô của Madives). Lời khuyên cho bạn ở đây chính là trước khi chọn hãng bay, hãy xem xét thật kĩ giá cả cũng như địa điểm và thời gian quá cảnh. Từ Việt Nam có khá hiều lựa chọn cho việc di chuyển này và các hãng hàng không có đường bay đến Maldives thuận tiện nhất là Bangkok Airways, Sri Lankan Airlines, Malaysia Airlines, Singapore Airlines, Tiger Air.

*Nếu bay bằng Malaysia Airlines: bạn có thể xuất phát từ Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, quá cảnh ở Kuala Lumpur.

*Nếu bay bằng TigerAir: Từ ngày 24-1-2014, Tiger Air mở đường bay từ Singapore đi Maldives với tần suất ban đầu là 4 chuyến/tuần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể bay từ Việt Nam sang Maldives, quá cảnh ở Singapore.

*Nếu bay bằng Singapore Airlines: Từ Việt Nam, bạn sẽ quá cảnh ở Singapore tới hơn 5 tiếng đồng hồ. Nên mua vé bay trực tiếp từ SGN-MLE (qúa cảnh SIN) chứ đừng mua chặng lẻ SGN-SIN, SIN-MLE.

*Nếu bay bằng Bangkok Airways: bạn phải bay từ Bangkok. Điều này có nghĩa là bạn phải mua vé thêm 1 chặng từ SGN đi BKK. Vé đi MLE của Bangkok Airways hiếm khi rẻ. Các hãng hàng không từ SGN sang BKK có nhiều sự lựa chọn như Vietnam Airlines, AirAsia. Bạn cũng có thể chọn Turkish Airlines hoặc Thai Airways cho chặng SGN-BKK. Đối với lựa chọn bay đến Maldives từ Bankok bằng hãng Bangkok Airways này sẽ khiến bạn phải đổi hãng hàng không , quá cảnh lâu, bất tiện và đắt.

*Nếu bay bằng Sri Lankan Airlines: bạn có thể bay từ Bangkok hoặc Singapore, Malaysia và buộc phải quá cảnh ở Colombo, Sri Lanka trước khi bay đến Male, thủ đô Maldives. Tuy nhiên, bay bằng Sri Lankan Airlines bị cái khuyết điểm là đến check-in đúng giờ cũng có khả năng bị cho đi chuyến sau vì over-booking.

Lưu ý đặc biệt khi đi bằng Sri Lankan Airlines: Hãy để ý kỹ thời gian quá cảnh lúc đặt vé. Nếu thời gian qúa cảnh quá 8 tiếng ở CMB, bạn buộc phải xin visa quá cảnh và phải xin trước đó (dù là tại đại sứ quán hay xin online).

Lưu trú tại Maldives

Sân bay quốc tế ở Maldives nằm trên 1 đảo riêng biệt (đảo Hulhumalé), cách thủ đô Male khoản 10 phút đi tàu. Để di chuyển vào thủ đô hay các resort trên đảo thì chỉ có đi tàu hoặc thuỷ phi cơ. Các resort ngoài đảo thường có phương tiện riêng để đón khách tại sân bay. Chính vì thế mà để cho tiện lợi, tốt nhất là bạn nên đặt khách sạn trước khi đến đây. Kinh tế ở Maldives phát triển chủ yếu dựa vào du lịch, mọi dịch vụ ở đây đều thuộc dạng cao cấp, xếp hạng 5 sao, vì thế nếu bạn mong tìm kiếm một chỗ ở theo kiểu bình dân thì có lẽ đừng nên mất công làm gì. Giá resort ở Maldives thấp nhất cũng thường dao động từ 160 đến 350 USD/đêm. Còn nếu bạn muốn được tận hưởng cảm giác được phục vụ như ở một thiên đường thật sự thì những resort cao cấp với mức giá khoảng 1.000 USD/đêm chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Vào mùa thấp điểm, các resort trên đảo mỗi nơi có một chương trình khuyến mãi riêng. Khách ở dài ngày, giá phòng những ngày sau càng giảm.

Kinh nghiệm du lịch tự túc quốc đảo Maldives

Những resort Thulhagiri, resort Kurumba, Resort Chaaya, hay những resort hạng sang trên đảo như khu resort hạng sang như Sheraton, Six Senses hay Hilton... là những resort nổi tiếng mà bạn có thể lựa chọn để đặt phòng trước qua trang web của Agoda hay Tripadvisor

Kinh nghiệm du lịch tự túc quốc đảo Maldives
Sheraton Maldives Full Moon Resort & Spa
Ở các resort trên đảo, bạn có thể chọn dịch vụ trọn gói (all exclusive) bao gồm phòng nghỉ, đi lại, ăn ba bữa và một số dịch vụ miễn phí trên đảo; hoặc phòng nghỉ và ăn ba bữa (full board) hay cách thứ ba là phòng nghỉ và ăn sáng (half board). Nếu muốn ăn đủ 3 bữa thì bạn nên lựa chọn full board bởi đó là cách hợp lý nhất và tiết kiệm nhất.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn đặc sản Đà Lạt

Có một điều bạn nên lưu ý là nếu bạn book máy bay đến Male sau giờ quy định đón khách của resort ra đảo thì bạn phải ở lại một đêm tại Male mà khách sạn ở Male cũng nhiều nhưng giá cũng không rẻ lắm. Nếu rẻ thì cũng rất tệ và ở khu vực không đẹp.

Ăn, chơi gì ở Maldives?

Văn hóa ẩm thực không phải là một thế mạnh của Maldives. Các món ăn ở đây phần lớn đều mang đậm chất Ấn Độ nên sẽ không hợp khẩu vị với nhiều người và hầu hết đều nằm trong gói phục vụ của resort.

http://dulichphuotdalat.blogspot.com/2015/10/kinh-nghiem-lua-chon-dac-san-khi-di-du-lich-o-da-lat.html

Tuy nhiên, đồ ăn hải sản, đặc biệt là bạch tuộc ở Maldives rất đáng để bạn ăn thử. Bên cạnh đó, nhâm nhi fish & chips khi tắm nắng trên bãi biển cũng là sự tận hưởng tuyệt vời.

Ngoài việc vui đùa, đắm mình trong làn nước xanh trong vắt hay đi dạo trên những bãi cát trắng trải dài, ở Maldives còn có rất nhiều trò giải trí khác như đi tàu ngầm, lặn ngắm san hô, xem cá heo, thăm người bản xứ sinh sống và làm việc...là những điều bạn nên trải nghiệm ở nơi này.

Một số điểu cần biết và lưu ý khi đến Maldives

  • Đến Maldives không phải xin visa nhập cảnh trước, visa được cấp tại sân bay Male một cách rất dễ dàng tuy nhiên phải xuất trình phiếu đặt phòng nghỉ, vé máy bay khứ hồi và thẻ tín dụng để chứng minh tài chính.
  • Tiền ở Maldives là đồng rupiah, 1 USD=15 rupiah. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đổi tiền vì USD được sử dụng rộng rãi. Khi đổi, bạn nhớ giữ lại hóa đơn để có thể đổi ngược lại USD với giá tương đương.
  • Để thoải mái dạo chơi dưới ánh nắng của Maldives bạn không được quên kem chống nắng, kính râm, nón hay dù. Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị máy chụp hình dưới nước hay bao chống nước cho máy chụp hình để ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp khi snorkeling. Những thứ này bạn đều có thể mua được ở các resort, nhưng với giá cắt cổ.
  • Dù mực nước cạn bạn vẫn nên tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi snorkeling như đeo chân nhái, mặc áo phao để tránh bị thương khi bơi lội giữa các vỉa san hô khá sắc nhọn.
  • Maldives là nước Hồi giáo nên bạn sẽ bị cấm đem thịt heo, đồ uống có cồn và văn hoá phẩm đồi truỵ vào nước này. Đến Maldives, bạn phải tuân theo một số quy tắc sau: tại các đảo dân sinh, thủ đô: nên ăn mặc kín đáo, tránh hở vai, hở quá đầu gối. Tại các resort bạn có thể mặc đồ tắm, đồ bơi, nhưng không được khoả thân. Không được hút thuốc và ăn uống trong tháng Ramadan của người Hồi giáo.
  • Đến Maldives, người dân thường chào bạn bằng cách thu nắm tay và tông tông vào bụng khách – có nghĩa là họ rất quý bạn. Thế nên đừng nhăn nhó gì dù có bị đau tức cả bụng.
  • Điều cuối cùng là hãy đến “thiên đường” trước khi quá muộn. Do hiện tượng nóng lên của trái đất, mực nước biển ở Maldives đã tăng thêm khoảng 20cm trong thế kỷ qua. Hiện tại, Maldives chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 2m. Theo dự báo của các nhà khoa học, nhiều đảo của Maldives sẽ chìm hẳn trong 20 năm tới.
Nguồn: vnexpress.net

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

12 thành phố có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014

Forbes mới đây đưa ra danh sách các thành phố có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong đó London, New York, Paris và Singapore là những thành phố dẫn đầu.


1. London (Anh)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 328

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 68

Khả năng kết nối bằng hàng không: 89%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 1


2. New York (Mỹ)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 143

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 82

Khả năng kết nối bằng hàng không: 70%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 2


3. Paris (Pháp)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 129

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 60

Khả năng kết nối bằng hàng không: 81%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 29


4. Singapore

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 359

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: N/A

Khả năng kết nối bằng hàng không: 46%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 4


5. Tokyo (Nhật Bản)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 83

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 154

Khả năng kết nối bằng hàng không: 59%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 5


6. Hong Kong

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 234

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 48

Khả năng kết nối bằng hàng không: 57%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 3


7. Dubai (Ả Rập Saudi)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 245

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: N/A

Khả năng kết nối bằng hàng không: 93%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 25


8. Bắc Kinh (Trung Quốc)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 142

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 45

Khả năng kết nối bằng hàng không: 65%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 59


8. Sydney (Australia) (Đồng hạng)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 111

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 21

Khả năng kết nối bằng hàng không: 43%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 15


10. Los Angeles (Mỹ)
Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 35

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: N/A

Khả năng kết nối bằng hàng không: 46%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: N/A


10. San Francisco (Mỹ) (đồng hạng)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 49

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 17

Khả năng kết nối bằng hàng không: 38%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 12


10. Toronto (Canada) (đồng hạng)

Số dự án FDI (trung bình 5 năm): 60

Số lượng trụ sở công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000: 23

Khả năng kết nối bằng hàng không: 49%

Xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu: 11
Nguồn: vnexpress.net